Ca mắc sởi tăng mạnh, Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc triển khai các biện pháp cấp bách
Chiều ngày 15/3/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch sởi. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị.
Tham dự tại điểm cầu Sở Y tế Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế và đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của Sở, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bệnh viện, đơn vị y tế trực thuộc.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế Quảng Ninh
Theo thống kê của Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi chiều nay, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận số ca cao nhất (57%), miền Trung chiếm 19,2%, miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi trong năm 2024. Trong 5 năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia, nguyên nhân chính là do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh thấp. Năm 2023, chỉ 83% trẻ em trên thế giới được tiêm vaccine sởi mũi 1 và 74% tiêm mũi 2. Đây là tình hình đáng lo ngại, đặc biệt khi sởi có khả năng lây lan mạnh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì điểm cầu Ngành Y tế Quảng Ninh
Lãnh đạo Cục Phòng bệnh cũng cho biết thêm, tại Việt Nam, Qua giám sát, trong số các ca mắc sởi có 90,8% ca chưa tiêm vaccine, 4,9% không rõ tiền sử tiêm chủng và 4,3% đã tiêm chủng. Đáng lưu ý, số ca sốt phát ban nghi sởi chủ yếu là trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi chiếm tới 72,7%; dưới 6 tháng tuổi chiếm 5,4% và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là 9,9% (đây là 2 nhóm chưa đến độ tuổi tiêm chủng).
Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí viêm não dẫn đến tử vong. Bệnh lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp và có khả năng lây lan mạnh 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tham dự Hội nghị
Theo các chuyên gia, bệnh sởi chỉ có thể được ngừng lây lan khi tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt ít nhất 95%. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin phòng sởi tại Việt Nam vẫn còn thấp, ở một số vùng, có những nơi chỉ đạt 40%. Sau đại dịch COVID-19, một bộ phận người dân đã có tâm lí “anti vắc xin”, từ chối tiêm vắc xin cho trẻ. Ngoài ra, các tỉnh vùng sâu, vùng xa cũng gặp khó khăn trong việc triển khai tiêm vắc xin cho trẻ, do hạn chế về cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Tại Quảng Ninh, theo CDC tỉnh, tính đến cuối tháng 2/2025, toàn tỉnh ghi nhận 128 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 102 ca dương tính, tăng so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số ca mắc cao gồm Hạ Long (43 ca), Móng Cái (23 ca), Quảng Yên (8 ca), Cẩm Phả (6 ca)… Số lượng ca mắc tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên với nhiều giải pháp chủ động phòng chống bệnh sởi, cho đến hiện tại, Quảng Ninh là một trong những địa phương kiểm soát tốt dịch sởi và có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi ở mức cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan p9+hát biểu tại Hội nghị