A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nắng nóng gay gắt, người bệnh, người nhà mệt mỏi trong bệnh viện

SKĐS – Hà Nội đang vào cao điểm những ngày nắng nóng. Tại các bệnh viện không khó để bắt gặp những hình ảnh người bệnh và người nhà mệt mỏi trong nắng nóng.
Những ngày này miền Bắc đang trong đợt cao điểm nắng nóng trở lại, thời tiết oi bức với nền nhiệt cao. Vào thời điểm buổi trưa, nhiệt kế ghi nhận nhiệt độ tại mặt đường Hà Nội lên đến 50 - 60 độ C. Nhiều khu vực đường phố, mặt đường bốc hơi, xuất hiện ảo ảnh do nắng gắt.
 
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người lựa chọn ngồi nhà hay trốn nắng nóng trong phòng máy lạnh. Thế nhưng, ở bệnh viện người ta không thể có điều kiện đó.
Tại một số bệnh viện như Bệnh viện Đống Đa, BV Xanh Pôn, có đến đây mới hiểu được mệt mỏi của bệnh nhân và người nhà của họ khi phải đối mặt với nắng nóng.
Ghi nhận tại các bệnh viện nói trên vào buổi trưa - thời điểm nắng nóng nhất trong ngày và cũng là lúc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống… không khó để bắt gặp những hình ảnh người bệnh, người nhà tranh thủ ăn vội bữa cơm hay nằm vạ vật dưới tán cây, hành lang, lối đi bất kể chỗ nào trong khuôn viên bệnh viện bệnh viện có tán cây là có người tránh nắng.
Dưới đây là một số hình ảnh:

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 2.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong ngày 25 - 28/7, các tỉnh Bắc Bộ trời có nắng nóng trên diện rộng với nền nhiệt cao. Tại Hà Nội, nhiệt độ dao động từ 25-37 độ C. Nhiều khu vực đường phố bốc hơi, xuất hiện ảo ảnh do nắng gắt.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 3.

Nhiệt kế ghi nhận nhiệt độ tại mặt đường Hà Nội lên đến 50 - 60 độ C.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 4.

Tại các bệnh viện, người dân vã mồ hôi di chuyển giữa cái nắng gay gắt.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 5.

Một người dân trang bị kín mít với mũ, áo chống nắng di chuyển giữa trời nắng gay gắt tại Bệnh viện Đống Đa.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 6.

Người bệnh, người nhà nằm vạ vật ghế chờ hành lang bệnh viện để tránh nắng

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 7.

Trong khuôn viên bệnh viện, rất nhiều người tụ tập dưới bóng cây, tránh nắng.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 8.

Nhiều người lựa chọn ghế đá dưới bóng mát nghỉ ngơi.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 9.

Một thanh niên ngồi dưới gốc cây và thản nhiên....hút thuốc

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 10.

Có người còn tranh thủ chợp mắt trên ghế đá.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 11.

Hình ảnh người nhà bệnh nhân nằm nghỉ tại ghế đá khu vực lối di trong BV Xanh Pôn.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 12.

Để chủ động ứng phó với nắng nóng, các bệnh viện đã chủ động tăng cường ghế ngồi, điều hòa, quạt công nghiệp, nước uống, … phục vụ cho bệnh nhân và người nhà tại các sảnh, hành lang, khu chờ khám bệnh. Hình ảnh một người dân ngồi ngay trước quạt công nghiệp để tránh nóng.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 13.

Trong những ngày nắng nóng, các máy lọc nước trang bị tại bệnh viện cũng hoạt động hết công suất...

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 14.

Trong khu hành lang các tòa nhà, ghế ngồi cũng được người dân dùng làm nơi để chợp mắt.

Nắng nóng gay gắt, người bệnh chật vật trong bệnh viện - Ảnh 15.

Hình ảnh tại khu sảnh chờ BV Xanh Pôn, nhiều người bệnh và người nhà nghỉ ngơi.
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, đặc biệt các bệnh nhân đang điều trị tại các bênh viện:
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Bổ sung đầy đủ nước khi trời nắng nóng.
Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp hay không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối

Nguồn:Báo Sức khỏe & Đời sống Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 12
Hôm nay : 1.663
Tháng 12 : 107.999