A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em

Những năm qua, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phát huy tối đa hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, đồng thời đảm bảo trẻ được sinh ra khỏe mạnh…

 

Hội LHPN xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) phối hợp với Hội KHHGĐ tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn chăm sóc SKSS cho cán bộ, hội viên phụ nữ của xã tháng 10/2021. Ảnh: Mai Hương (CTV).

Hội LHPN xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) phối hợp với Hội KHHGĐ tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn chăm sóc SKSS cho cán bộ, hội viên phụ nữ của xã, tháng 10/2021. Ảnh: Mai Hương (CTV)

 
Để không ngừng cải thiện, nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, ngành y tế tỉnh đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc SKSS, trong đó chú trọng phương pháp cho trẻ sơ sinh da kề da, bú mẹ sớm… Cùng với đó, ngành y tế tỉnh chỉ đạo các đơn vị tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ…
Công tác truyền thông vận động chính sách, truyền thông thay đổi hành vi về SKSS cũng ngày càng được chú trọng, tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS tiến bộ, an toàn. Các dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên ngành sản khoa, nhi khoa, tập trung vào các nội dung: Dự phòng và kiểm soát ung thư, nhiễm khuẩn đường sinh sản, loại trừ các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con…

 

Tập huấn CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh tại Trung tâm Y tế TP Móng Cái.

Tập huấn CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh tại Trung tâm Y tế TP Móng Cái.

 

Cùng với đó, mạng lưới chăm sóc SKSS trên địa bàn tỉnh phủ rộng đến các tuyến xã. Các trung tâm y tế tuyến huyện đều có khoa chăm sóc SKSS. 177 trạm y tế tuyến xã đều thực hiện quản lý SKSS cho phụ nữ; trong đó 49 trạm y tế ở các xã xa cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh đã thực hiện chức năng quản lý SKSS, quản lý thai nghén, sinh đẻ tại trạm. 49 trạm y tế này đều có bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh chuyên về sản khoa và có phòng khám sản. 128 trạm y tế tuyến xã còn lại không thực hiện đỡ đẻ tại trạm do gần các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý SKSS.
Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em, ngành y tế thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, áp dụng các kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăm sóc SKSS, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Năm 2021, các đơn vị đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên cho cán bộ y tế của Trung tâm Y tế Bình Liêu và Ba Chẽ; thực hiện 24 lớp tập huấn về phần mềm thống kê báo cáo SKSS, chăm sóc trẻ bệnh, KHHGĐ, làm mẹ an toàn, khám phát hiện và sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng VIA/VILI...

 

Siêu âm sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.

Siêu âm sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

 

Năm 2021, toàn tỉnh có trên 78.760 lượt phụ nữ khám phụ khoa, trong đó 6.761 lượt được sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA. CDC Quảng Ninh còn phối hợp với các địa phương tổ chức sàng lọc yếu tố nguy cơ ung thư vú cho 300 phụ nữ tại xã Vạn Ninh, Vĩnh Thực (TP Móng Cái), khám phát hiện các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và ung thư cổ tử cung cho 300 phụ nữ ở Tiên Yên; điều tra tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi tại 22 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; khám và siêu âm tuyến giáp cho 1.320 trẻ 8-10 tuổi...
Hoạt động cho trẻ uống vitamin A, điều tra dinh dưỡng trẻ em cũng được ngành y tế quan tâm, triển khai hiệu quả. Năm 2021, tỷ lệ trẻ 6-36 tháng tuổi uống vitamin A đạt gần 99%, bà mẹ sau sinh được uống vitamin A đạt gần 85%. Tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt 87%, tỷ lệ phụ nữ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đẻ đạt 99,5%, bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt 55%, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,3‰, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi chỉ còn 3,6‰ , tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn khoảng 11,9% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 27,7%...
Những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em sẽ là động lực để ngành y tế tiếp tục thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

 

 

 


Nguồn:https://baoquangninh.com.vn/nang-cao-chat-luong-cham-soc-suc-khoe-cho-phu-nu-va-tre-em-3186653.html Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 2.206
Tháng 04 : 86.700