A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng 19/8: 4 biến thể phụ nào lây lan nhanh đã xâm nhập vào nước ta khiến ca COVID-19 tăng?

SKĐS - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong 7 ngày qua, cả nước ghi nhận hơn 15.000 ca mắc COVID-19 mới, số ca mắc đang gia tăng theo ngày; hiện 4 biến thể phụ lây lan nhanh đã xâm nhập vào nước ta...
7 ngày qua ghi nhận hơn 15.000 ca mắc COVID-19
Bộ Y tế cho biết ngày 18/8 có 3.295 ca COVID-19 mới, tăng hơn 300 ca so với hôm qua; Đây cũng là ngày có số ca mắc nhiều nhất trong 3,5 tháng qua; Trong ngày có gần 8.800 bệnh nhân COVID-19 khỏi.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.376.571 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.687 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.049.215 ca; Trong số bệnh nhân đang điều trị có 208 ca năng, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 172 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 16 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 18 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số bệnh nhân nặng đang điều trị ở mức trên 200.

Sáng 19/8: 4 biến thể phụ nào lây lan nhanh đã xâm nhập vào nước ta khiến ca COVID-19 tăng? - Ảnh 2.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong 7 ngày qua, cả nước ghi nhận hơn 15.000 ca mắc COVID-19 mới, số ca mắc đang gia tăng theo ngày.
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Trong nước ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh. Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại. Tổng số ca mắc trong 7 ngày qua là trên 15.000 ca, trong đó ngày 18/8 có số mắc cao nhất với gần 3.300 ca.
Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Từ tháng 9, 10 năm 2022, cả nước sẽ triển khai mũi 2 vaccine bại liệt IPV cho trẻ dưới 1 tuổi
Để có thể bảo vệ được các thành quả đã đạt được trong tiêm chủng mở rộng trong những tháng cuối năm 2022, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tổ chức các hoạt động tiêm bổ sung các vaccine có tỷ lệ tiêm chủng thấp như uống vaccin bại liệt, tiêm vaccine sởi-rubella, vaccine Td để phòng bệnh bạch hầu…
Từ tháng 9, 10 năm 2022, cả nước sẽ triển khai mũi 2 vaccine bại liệt IPV cho trẻ dưới 1 tuổi để củng cố miễn dịch phòng bệnh bại liệt và bảo vệ thành quả Thanh toán bệnh bại liệt theo chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới.
Đồng thời thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022-2030, từ năm 2022 sẽ dần từng bước mở rộng diện triển khai vaccine phòng bệnh Rota vào tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 598,3 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Bộ Y tế Campuchia ngày 18/8 cho biết đã ghi nhận thêm 256 ca mắc COVID-19, trong đó có những bệnh nhân nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron. Campuchia chưa ghi nhận ca tử vong nào liên quan đến COVID-19 kể từ ngày 20/4, nhưng một số bệnh nhân bị nhiễm các biến thể phụ BA.4 và BA.5 đang có các triệu chứng nghiêm trọng so với các biến thể Omicron trước đó như BA.1 và BA.2. Cơ quan chức năng khuyến cáo điều trị bệnh nhân tại nhà, cũng như chỉ đưa người bệnh có diễn biến nghiêm trọng đến bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu công bố mới đây tại Nhật Bản cho thấy tỷ lệ trẻ em bị sốt trên 38 độ C và co giật do nhiễm biến thể Omicron cao hơn so với các biến thể lưu hành trước đó của virus SARS-CoV-2.
Nhóm chuyên gia của Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và phát triển trẻ em của Nhật Bản đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 850 trẻ em dưới 18 tuổi phải nhập viện điều trị COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron trong 3 tháng đầu năm nay.
Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ từ 2-12 tuổi bị sốt trên 38 độ C chiếm 39,3% và tỷ lệ trẻ bị co giật là 9,8%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với giai đoạn từ tháng 8-12/2021, khi đó, tỷ lệ này ở trẻ em cùng độ tuổi trên nhiễm biến thể Delta là 19,6% sốt cao trên 38 độ C và 2,2% bị co giật.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/sang-19-8-4-bien-the-phu-nao-lay-lan-nhanh-da-xam-nhap-vao-nuoc-ta-khien-ca-covid-19-tang-169220819083647538.htm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 10
Hôm nay : 2.849
Tháng 03 : 60.988