A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng 21/5: Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ hậu COVID-19

SKĐS - Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng; Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ sau mắc COVID-19.
Cả nước còn hơn 1,27 triệu người mắc COVID-19 đang giám sát, điều trị
Bộ Y tế cho biết ngày 20/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.587 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 128 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.380 ca trong cộng đồng).
Riêng tại Hà Nội ngày 20/5 chỉ ghi nhận 373 ca COVID-19 mới. Hơn một năm qua, Hà Nội ghi nhận gần 1,6 triệu ca mắc COVID-19 với 1.336 ca tử vong.
Trên địa bàn thành phố còn 84.220 ca đang điều trị (giảm 1.580 ca so với ngày trước đó), trong đó có 110 ca điều trị tại bệnh viện và 84.110 ca theo dõi tại nhà.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.708 ca/ngày.

Sáng 21/5: Bộ Y tế khuyến cáo dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ Y tế cho biết đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi; trong số hơn 1,27 triệu F0 đang giám sát, điều trị chỉ có 221 ca nặng Ảnh: minh hoạ
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.706.111 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.163 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.698.354 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.597.114), TP. Hồ Chí Minh (609.131), Nghệ An (483.942), Bắc Giang (387.504), Bình Dương (383.759).
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta đến nay là: 9.390.032 ca. Hiện đang giám sát, điều trị hơn 1,27 triệu người mắc COVID-19, trong đó có 221 ca nặng, gồm thở ô xy qua mặt nạ: 182 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19 ca; Thở máy không xâm lấn: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 13 ca; ECMO: 2 ca.
Khuyến cáo về dinh dưỡng lành mạnh để hồi phục sức khoẻ sau mắc COVID-19
Theo tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 ban hành kèm theo quyết định số 1242/QĐ-BYT của Bộ Y tế, người đã mắc COVID-19 cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện sau khi điều trị khỏi bệnh.
Cụ thể, sau khi khỏi COVID-19 phải đảm bảo ăn đủ 03 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít hoặc không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.
Trong mỗi bữa ăn cần có đủ 04 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi
Nếu mệt mỏi, chán ăn, không đủ ăn được số lượng cần thiết thì nên uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 01 - 03 lần/ngày.
Ngoài ra, cần uống nhiều nước (trung bình 06 - 08 ly mỗi ngày) và hạn chế sử dụng nước ngọt, rượu, bia, chất kích thích; hạn chế đồ ăn mặn, chất béo và đường.
Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi và đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng.
Nếu có thể, nên đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp và an toàn.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 691.000 ca mắc COVID-19 và 1.024 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 526 triệu ca, trong đó trên 6,29 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Australia (49.921 ca), Mỹ (44.770 ca) và Đức (40.651 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (145 ca), Mỹ (125 ca) và Tây Ban Nha (101 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 84,8 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,7 triệu ca mắc và trên 667.000 ca tử vong.

Nguồn:Theo Sức khỏe & đời sống Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 3.734
Tháng 04 : 97.987