A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng trong thời điểm COVID-19 có xu hướng tăng

Cùng với những bất lợi lúc giao mùa, dịch COVID-19 ngủ yên nay có nguy cơ “tái xuất” khiến tình trạng viêm mũi dị ứng (VMDU) trở nên phức tạp. Tuy nhiên, Telfor với thành phần đặc hiệu fexofenadine đã mang đến cho chúng ta những vũ khí “đặc hiệu”, sớm dập tắt nhóm bệnh mạn tính gây khó chịu này..
Trong khi đó, Bộ Y tế cho biết ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia cho thấy COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Từ ngày 1/4 - 7/4 có 278 ca/ tuần, tỷ lệ nặng/mắc là 1,4%; từ 8/4 -14/4 tăng lên 2.000 ca, tuy nhiên tỷ lệ nặng/mắc là 1,1%. Cả nước đã qua 108 ngày không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
COVID-19 cũng có những triệu chứng gần giống với viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Điểm khác biệt là COVID-19 có thể gây sốt, trong khi viêm mũi dị ứng không có triệu chứng này.
Khoảng 32% người Việt Nam mắc viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng (Allergic rhinitis) không quá nghiêm trọng nhưng lại không thể chữa khỏi hoàn toàn và hay tái diễn theo sự thay đổi của thời tiết, khói bụi, nhiệt độ thay đổi. Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra đồng thời, tự phát do cơ thể quá nhạy cảm với yếu tố gây dị ứng, dẫn đến các triệu chứng điển hình như hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến, gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Riêng trẻ nhỏ và người lớn tuổi, VMDU có thể gây biếng ăn, kém ngủ, học hành giảm sút, thiếu không tập trung và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Theo một vài số liệu thống kê, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10 - 15% dân số thế giới. Tại Việt Nam, viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% trong các bệnh lý về tai mũi họng. Đặc biệt Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa; thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, sự công nghiệp hóa dẫn đến sự xuất hiện các dị nguyên mới đã thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh dị ứng càng tăng cao.
Viêm mũi dị ứng thường được phân thành các dạng như VMDU chu kỳ (theo mùa), VMDU không chu kỳ (quanh năm). VMDU và hen thường đồng hành với nhau vì viêm mũi và hen đều là hệ quả từ một quá trình dị ứng của đường hô hấp.
Viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào sự xuất hiện triệu chứng theo mùa, quanh năm hoặc từng đợt. Các tác nhân gây dị ứng rất đa dạng như phấn hoa, bụi hay nấm mốc ngoài trời, bụi trong nhà và từ động vật. Ngoài ra còn do chất gây dị ứng phổ biến khi hít thở, nhất là các hạt nhỏ mạt bụi nhà. Thực chất là loài côn trùng nhỏ xíu ăn những mảnh da chết của con người. Chúng có thể được tìm thấy trong nệm, thảm, đồ nội thất mềm, gối và giường. Mạt không gây bệnh mà do hóa chất có trong phân của chúng gây ra, nhất là vào mùa đông.
Ngoài ra VMDU còn do bào tử của nấm mốc, do động vật gây ra. Chó và mèo là thủ phạm phổ biến nhất, mặc dù một số người bị ảnh hưởng bởi ngựa, gia súc, thỏ và động vật gặm nhấm. Cuối cùng là do chất gây dị ứng liên quan đến công việc, trong môi trường làm việc, chẳng hạn như bụi gỗ, bụi bột mì hoặc mủ cao su…
VMDU điều trị thế nào?
Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao một số người trở nên quá nhạy cảm với các chất gây dị ứng, có người lại không. Nếu thuộc nhóm mẫn cảm thì phản ứng miễn dịch tăng lên để đối với các chất gây dị ứng dẫn đến tăng sản xuất kháng thể IgE.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố môi trường cũng góp mặt không nhỏ, làm tăng khả năng dị ứng ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như lớn lên trong gia đình có người hút thuốc và tiếp xúc với mạt bụi khi còn nhỏ. Viêm mũi dị ứng thường được xác nhận khi bắt đầu điều trị y tế. Nếu phản ứng tốt với thuốc kháng histamin, gần như chắc chắn rằng các triệu chứng của bạn là do dị ứng. Về thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có một số giải pháp dưới đây:
Thuốc kháng histamin: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả thuốc viên và thuốc xịt mũi đều có thể giúp giảm đau bởi được dung nạp tốt. Tiêu biểu trong nhóm kháng histamin có sản phẩm Telfor chứa fexofenadine của Dược Hậu Giang (DHG), sản phẩm đạt tiêu chuẩn JAPAN-GMP và BE. Telfor với thành phần hoạt chất là fexofenadine là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, dùng để điều trị dị ứng. Ở liều điều trị, thuốc không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm.
Nhóm thuốc chống viêm corticoid: Corticosteroid lần đầu tiên được sử dụng trong thực hành lâm sàng vào năm 1949 để điều trị viêm khớp dạng thấp. Kể từ đó, các chỉ định đã mở rộng ra nhiều chuyên khoa và hệ thống cơ quan, bao gồm da liễu, thấp khớp, miễn dịch học và ung thư học. Nhóm thuốc chứa corticoid là thuốc có chứa các thành phần như hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone, fluocinolone, triamcinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone...
Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene: Leukotrienes đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm xảy ra trong đường thở. Ngoài việc làm giảm các triệu chứng hen suyễn, chúng cũng có thể làm giảm các triệu chứng do sốt cỏ khô gây ra – nhưng không tốt bằng thuốc xịt mũi kháng histamin hoặc steroid. Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene thường dung nạp tốt mặc dù còn có tác dụng phụ tạm thời như mệt mỏi hoặc nhức đầu.
Chromones (chất ổn định tế bào mast): Chất ổn định tế bào mast ngăn không cho histamin được giải phóng bởi một số tế bào trong cơ thể được gọi là tế bào mast. Điều này làm giảm phản ứng dị ứng và viêm nhiễm trong cơ thể. Chúng được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng, nhưng chúng cũng có thể làm giảm các triệu chứng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm kích ứng màng lót mũi và có vị khó chịu trong miệng.
Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt thông mũi (chống sưng): Giải pháp này có tác dụng làm giảm sưng màng niêm mạc mũi và xoang, giúp bạn thở dễ dàng hơn bằng mũi nhưng không thích hợp cho sử dụng lâu dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 22
Hôm nay : 2.893
Tháng 04 : 91.801