A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

'Gỡ rối' xã hội hóa y tế để nâng cao chất lượng, phục vụ người dân

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho biết, tiến trình xã hội hóa (XHH) trong lĩnh vực y tế trong bối cảnh hiện nay đang đặt ở nút "tạm dừng"; Các hoạt động mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn ngành gần như "đóng băng".
Sáng 13/6 dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Qua nghiên cứu Điều 90 dự thảo dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ĐBQH Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đã nêu ra 5 vấn đề về XHH, liên danh liên kết trong lĩnh vực y tế.
Thứ nhất, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy cho biết, XHH, liên danh liên kết giữa các cơ sở y tế công lập và các tổ chức cá nhân là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta để bù đắp thiếu hụt về ngân sách dành cho y tế.

ĐBQH kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xã hội hóa trong lĩnh vực y tế - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên thảo luận sáng 13/6.
Nữ đại biểu tỉnh Bắc Kạn cho biết, thực tiễn đã chứng minh, sau một thời gian triển khai đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhờ việc triển khai kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao đáng kể chất lượng khám, chữa bệnh. Giúp người bệnh được khám, chữa bệnh chất lượng cao, không phải đi nước ngoài. Đặc biệt, không chỉ có tuyến trung ương, tuyến trên mới tiếp cận kỹ thuật cao, hiện đại mà ngay cả tuyến dưới cũng được triển khai để người dân được hưởng thụ mà không phải lên tuyến trên.
Thứ hai, quá trình triển khai nảy sinh nhiều vấn đề mà cử tri, người dân phản ánh đó là lạm dụng chỉ định xét nghiệm và lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật cao quá mức cần thiết đối với những máy móc XHH gây tốn tiền cho người dân và BHYT. Đáng lưu ý, do thiếu sự quy hoạch rõ ràng nên hiện nay có sự mất cân đối trong huy động nguồn lực; Hiện đang tập trung ở những thành phố lớn, nơi có điều kiện thuận lợi, những nơi tuyến dưới, vùng khó khăn, rất cần XHH thì không XHH được dẫn đến thiệt thòi cho các bệnh nhân.

ĐBQH kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xã hội hóa trong lĩnh vực y tế - Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.
Thứ ba, qua theo dõi các vụ án thấy rằng, việc "thổi giá" không chỉ xảy ra các dự án đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế mà còn xảy ra ở việc triển khai XHH, liên danh liên kết, hợp tác đặt máy móc thiết bị khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập. Đại biểu lấy ví dụ như vụ án tại BV Bạch Mai, đã ký hợp đồng cho phép đối tác đặt rô-bốt hỗ trợ phẫu thuật với giá máy trong hợp đồng liên kết gấp hơn 5 lần giá trị thực đã làm lợi cho một nhóm người nhưng làm thiệt hại hơn 600 bệnh nhân sử dụng máy.
Thứ tư, đại biểu chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nhưng theo các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân đó là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu chặt chẽ, có nhiều lỗ hổng dẫn đến khó khăn cho bệnh viện để triển khai, vừa dễ rủi ro cho cả bệnh viện lẫn đơn vị tham gia, nhất là dễ bị lợi dụng cấu kết nhóm lợi ích gây thiệt hại cho bệnh nhân, nhà nước. Các chuyên gia cũng chỉ rõ, để khắc phục tình trạng này thì phải sửa đổi, bổ sung trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Thứ năm, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) duy chỉ có Điều 90 quy định về XHH, liên danh liên kết. Từ đó ĐBQH Nguyễn Thị Thủy thấy rằng, quy định chỉ mang tính chủ trương chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn xảy ra. Trong thời gian qua những khó khăn, vướng mắc trong XHH, liên danh liên kết trong lĩnh vực y tế do pháp luật thiếu cụ thể, rõ ràng vốn đã kéo dài suốt nhiều năm thì nay càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ án trong lĩnh vực y tế.
  • Ủy ban Xã hội của Quốc hội: Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu theo quy định

"Tiến trình XHH trong lĩnh vực y tế trong bối cảnh hiện nay gần như đang đặt ở nút tạm dừng; các hoạt động mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn ngành gần như đang "đóng băng" không dám triển khai; Trong khi đó nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân càng nâng cao. Các nhà quản lý, các bệnh viện đang trông chờ vào những sửa đổi, bổ sung thật cụ thể trong các văn bản pháp luật, trong đó có Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh", đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu thực tế và kiến nghị.
Từ những ý kiến trên, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy kiến nghị: "Nguồn lực trong xã hội còn rất lớn, chính vì vậy nếu Quốc hội, Chính phủ ban hành những quy định thật cụ thể, đầy đủ, rõ ràng trong XHH, liên danh liên kết sẽ giúp cho các bệnh viện trang thiết bị hiện đại, mang lại lợi ích cho bệnh nhân, cho nền y tế nước nhà".
Nữ đại biểu tỉnh Bắc Kạn cũng nêu 3 kiến nghị gồm:
- Một là, quy định cụ thể vào dự án Luật những nguyên tắc, yêu cầu đặc thù xã hội hóa trong lĩnh vực y tế;
- Thứ hai, bổ sung các cơ chế kiểm soát nhằm chống sự biến tướng, chống lợi ích nhóm;
- Thứ ba, bổ sung các cơ chế khuyến khích để triển khai xã hội hóa, liên danh liên kết ở vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Nguồn:Sức khỏe & Đời sống Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 14
Hôm nay : 2.424
Tháng 05 : 73.788