A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

SKĐS - Theo chương trình của Kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XV, vào 8h sáng nay (13/6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Tại Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhấn mạnh, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết như: về quản lý người hành nghề; về quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; một số nội dung liên quan đến chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh; các điều kiện bảo đảm cho công tác khám bệnh, chữa bệnh; kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19…
Đồng thời, việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ thể chế Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội Khóa XV.

Hôm nay (13/6), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 2.

Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV.
Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là rất cần thiết.
Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 12 chương và 106 điều, được xây dựng theo hướng "lấy người bệnh làm trung tâm" thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; Đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện.

Hôm nay (13/6), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Ảnh 3.

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Quảng Nam. Ảnh: XH.
Tại Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban Xã hội nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật và thấy rằng, dự án Luật đã thể chế hóa được quan điểm, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo chính sách dân tộc và đã được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, bổ sung đánh giá tác động đối với các nội dung sửa đổi, bãi bỏ so với Luật hiện hành; rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính đối với từng đối tượng chịu sự tác động; thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc, cụ thể hơn nữa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân tại dự án Luật.
Ngày 25/5/2022, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Tại đây, nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện, bao quát đối với dự thảo như: Cần tiếp tục cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ; Luật hóa quy trình khám, chữa bệnh từ xa; Ưu tiên bảo vệ đối tượng trẻ em trong xây dựng dự án Luật; Tiếp tục cụ thể hóa các chính sách của nhà nước; Giải quyết bất cập về thông tuyến khám, chữa bệnh…

Nguồn:Sức khỏe và đời sống Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 13
Hôm nay : 668
Tháng 07 : 61.471