A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Linh hoạt áp dụng tiêu chuẩn để đào tạo cô đỡ thôn bản

SKĐS - Cô đỡ thôn bản là loại hình nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản hoạt động ở vùng khó khăn. Việc lựa chọn tuyển dụng người tham gia các lớp đào tạo gặp nhiều khó khăn, nên tiêu chuẩn lựa chọn cũng cần linh hoạt.

 

Người đã có gia đình và sống tại địa phương được ưu tiên lựa chọn
Cô đỡ thôn bản (CĐTB) là loại hình nhân viên y tế chuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản hoạt động ở vùng khó khăn. CĐTB có tiêu chuẩn đặc thù và quy định khá chặt chẽ. CĐTB phải hoàn thành chương trình đào tạo do Bộ Y tế quy định.
Theo Chương trình đào tạo năm 2012, CĐTB sẽ được đào tạo 6 tháng, sau đó là đào tạo 18 tháng. Năm 2020 thực hiện luật giáo dục nghề nghiệp thì CĐTB được xác định là đào tạo trình độ nghề sơ cấp. Bộ Y tế cũng đã ban hành nội dung chuyên môn về đào tạo CĐTB được Bộ Y tế quy định có đầy đủ nội dung cần thiết để CĐTB thực hiện được nhiệm vụ của mình.
Lựa chọn người tham gia các lớp học CĐTB không dễ dàng. BS Lường Văn Kiên, Phó Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, Điện Biên là địa phương duy trì rất tốt đội ngũ CĐTB, song việc tuyển chọn người tham gia các khóa đào tạo CĐTB lại không dễ. Bởi thế, Điện Biên phải áp dụng linh hoạt các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã xây dựng về độ tuổi, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, yếu tố sức khỏe cho phù hợp với chương trình đào tạo.

Linh hoạt áp dụng tiêu chuẩn để đào tạo cô đỡ thôn bản - Ảnh 2.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản có vai trò rất lớn trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vùng dân tộc thiểu số miền núi.
"Trong quá trình đào tạo chúng tôi thấy phải linh hoạt trong nhiều tình huống. Ví dụ phải ưu tiên các cô đã có chồng vì cô chưa chồng ở các khóa đào tạo trước họ lấy chồng sang địa phương khác nên mình phải đào tạo bù. Hay về trình độ văn hóa, thay vì phải tốt nghiệp THCS thì chỉ yêu cầu đọc thông viết thạo… Trong quá trình đào tạo thì có nhiều khó khăn, người có con nhỏ mang theo đi học, chồng của họ không yên tâm, đến ở cùng cô đỡ mới yên tâm học. Thế là ban tổ chức phải linh hoạt lo chỗ ăn ở cho người đi theo", BS Lường Văn Kiên cho biết.
Do đó khi vận dụng ở địa phương, BS Lường Văn Kiên cho biết phải ưu tiên các tiêu chí phù hợp hơn như ưu tiên người sinh sống ở địa phương lâu dài, có mối quan hệ gắn bó với người dân trong thôn bản…
BS Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, bám theo 14 nhiệm vụ của CĐTB, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng nội dung đào tạo toàn diện từ những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu. Ví dụ như khám thai, chăm sóc trong khi sinh, chăm sóc sau sinh, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm đến các kiến thức tư vấn truyền thông chăm sóc dinh dưỡng như tư vấn kế hoạch hóa gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi dưỡng trẻ… Đó là chương trình toàn diện để CĐTB có đầy đủ kiến thức kỹ năng phục vụ cho công việc.
CĐTB sẽ học qua 4 giai đoạn là lý thuyết, thực hành tiền lâm sàng trên mô hình, sau đó là thực hành tại các cơ sở y tế và cuối cùng là thực tập tại một cơ sở y tế. Suốt quá trình 6 tháng tích cực, sáng lý thuyết, chiều thực hành, tối trực, CĐTB sẽ hoạt động như một nhân viên y tế. Quá trình đào tạo khá chặt chẽ, khoa học nên chất lượng đào tạo cô đỡ thôn bản rất cao, dù đầu vào thấp, có người không đọc thông viết thạo. Với tính thực hành cầm tay chỉ việc là chính, tất cả CĐTB đều đạt yêu cầu về thực hành
"30 năm hình thành đội ngũ CĐTB nhưng chưa bao giờ CĐTB để xảy ra tai biến đáng tiếc với bà mẹ và trẻ em", BS Đinh Anh Tuấn cho biết.
Nhu cầu về cô đỡ thôn bản là rất lớn
Trên cả nước hiện có gần 3000 CĐTB được đào tạo. BS Nguyễn Huy Du, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam đánh giá cao vai trò của đội ngũ CĐTB. CĐTB có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt đối với khu vực vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. CĐTB là cánh tay nối dài của ngành y tế, mang dịch vụ chăm sóc trẻ em và bà mẹ an toàn đến dân tộc thiểu số. Ngược lại CĐTB mang các bà mẹ đến cơ sở y tế, vận động họ đến khám thai và sinh nở. Trường hợp cần thiết thì đỡ đẻ và chăm sóc sức khỏe sau đẻ. CĐTB góp phần đảm bảo mục tiêu làm mẹ an toàn của người dân tộc thiểu số.
Cần đảm bảo mọi người dân phải được tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế. Bà mẹ có thai cần được tiếp cận với các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe công bằng… để không ai bị bỏ lại phía sau", BS Nguyễn Huy Du chia sẻ.
BS Lường Văn Kiên cho biết, trước đây thói quen của người dân tộc thiểu số là rất ngại đến cơ sở y tế khám thai. Từ khi có đội ngũ CĐTB, tỉ lệ phụ nữ này tăng lên. Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng, tư vấn theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh sau sinh đến 6 tuần, có dấu hiệu nguy hiểm phải đến cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe… của CĐTB cũng được nâng cao.
Các khóa đào tạo ngắn hạn CĐTB cho thấy có trên 90% học viên đạt trình độ khá và giỏi, nắm được kiến thức thức kỹ năng, được cập nhật kiến thức mới. Qua các chuyến giám sát hỗ trợ sau đào tạo ngắn hạn, các CĐTB tự tin hơn, họ thực hiện khám thai tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật đã được học.

Linh hoạt áp dụng tiêu chuẩn để đào tạo cô đỡ thôn bản - Ảnh 4.

Cô đỡ thôn bản giúp bà mẹ vùng dân tộc thiểu số và miền núi có hành trình sinh nở và làm mẹ an toàn.
Ngoài ra, một khóa đào tạo ngắn hạn 6 tháng là cơ hội để CĐTB thấy rằng mình đang là hợp phần không thiếu được của ngành y tế, họ thấy được quan tâm hơn, đam mê hơn. Sau khi được đào tạo, các khóa tập huấn ngắn ngày là rất cần thiết để CĐTB nâng cao trình độ.
Hiện nay Bộ Y tế đã xây dựng một chương trình đào tạo liên tục 5 ngày dành cho CĐTB đang hoạt động. Trong 5 ngày sẽ tập trung các kỹ năng nâng cao chất lượng chăm sóc và cứu sống bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh gồm chăm sóc khi mang thai, chăm sóc trong sinh và sau sinh, hồi sức cấp cứu và kỹ năng kế hoạch hóa gia đình.
Thời gian tới sẽ năng lực cho CĐTB về kỹ năng tư vấn, truyền thông, hoạt động nhóm. Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Cập nhật các kiến thức khác như tiêm chủng mở rộng như thế nào, tuyên truyền bà mẹ đi tiêm chủng thế nào, các kiến thức về hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình…
Đào tạo rất tốn kém nhưng địa phương không giữ chân được CĐTB thì vô cùng lãng phí nguồn lực đào tạo chất lượng cao, bài bản.
Ông Đinh Anh Tuấn cho biết, thời gian tới Bộ Y tế có định hướng tiếp tục duy trì củng cố chất lượng CĐTB: Hơn 7000 thôn bản khó khăn, tình trạng phụ nữ không đi khám thai và đẻ tại nhà còn p hổ biến, rất cần có đội ngũ CĐTB. Thế nhưng cả nước mới có gần 3000 cô đỡ thôn bản, bởi vậy nhu cầu đào tạo rất lớn. Phải huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo mới CĐTB. Đào tạo đúng địa chỉ, dù khó vận động người đi học, tránh tình trạng đào tạo sai địa chỉ.
Hai là tiếp tục cập nhật các kiến thức và kỹ năng cho CĐTB, hỗ trợ dụng cụ, gói đỡ đẻ sạch cho các cô hoạt động được. Đặc biệt là thực thi đầy đủ các chính sách hiện có theo Thông tư 15 của Bộ Tài chính.

Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/linh-hoat-ap-dung-tieu-chuan-de-dao-tao-co-do-thon-ban-169221127174617685.htm#img-lightbox-1 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tìm kiếm

Cẩm nang
Bản tin cảnh báo COVID-19
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 4.612
Tháng 04 : 84.411